Những cổng kết nối thường có trên TV

Những cổng kết nối thường có trên TV

Một chiếc TV hiện đại luôn được trang bị các cổng kết nối (thông thường khoảng từ 3 đến 5 cổng) để kết nối nó với các thiết bị ngoại vi khác. Những cái tên quen thuộc có thể kể đến như cổng HDMI, cổng USB, VGA, AV, S-Video, ngoài ra còn có cổng Component hay cổng Optical/coaxial. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu chức năng của các loại cổng kể trên.

1.

Cổng HDMI

Kết nối HDMI (High-Definition Multimedia Interface - Giao diện đa phương tiện phân giải cao) là kết nối phổ biến nhất mà TV mới nào cũng có. Kết nối này cho phép truyền tải các tín hiệu hình ảnh cùng âm thanh từ các thiết bị thu phát khác nhau như laptop, PC, đầu Blu-ray, đầu phát HD hay đầu thu Set top box vệ tinh, điện thoại, máy ảnh,… qua TV với độ phân giải hình ảnh lên đến 4K (Ultra HD) trên chuẩn HDMI mới nhất 2.0.

Kết nối HDMI là kết nối truyền tải hình ảnh đem lại chất lượng tốt hàng đầu hiện nay. Cổng HDMI được trang bị trên các TV đời mới với số lượng cổng tùy thuộc vào model, model càng cao cấp thì số cổng HDMI càng nhiều.

2.

Cổng USB

Đây là loại cổng kết nối rất phổ biến trên nhiều mẫu TV hiện nay. Chức năng của nó tương tự như các cổng USB trên máy tính, cụ thể là nó sẽ giúp kết nối TV với các thiết bị nhớ flash hoặc ổ cứng di động, từ đó TV sẽ nhận được các thông tin hình ảnh hoặc video và truyền tải chúng lên màn hình.

3.

Cổng VGA

Cổng VGA là cổng kết nối giữa TV và máy tính bàn hoặc laptop, từ đó giúp người dùng có thể thực hiện rất nhiều tác vụ như soạn thảo văn bản, xem video hoặc duyệt ảnh. Tuy nhiên, nó chỉ truyền tải hình ảnh chứ không truyền tải tín hiệu âm thanh, do vậy khi muốn xem phim qua cổng này, bạn sẽ cần một thiết bị phát âm thanh chuyên dụng khác nữa. Cổng VGA có dạng hình thang gồm 15 lỗ tiếp xúc và thường được sơn màu xanh dương để dễ nhận biết.

4.

Cổng AV/Composite

Cổng AV (Audio Video, còn gọi là cổng Composite) là cổng kết nối nhận tín hiệu hình ảnh âm thanh từ nhiều thiết bị tương thích như đầu VCD/DVD hay đầu đĩa Blu-ray. Đây là cổng kết nối phổ biến ở các TV từ xưa đến nay, có cấu tạo gồm 3 dây, với 2 dây âm thanh màu trắng đỏ và 1 dây hình ảnh màu vàng.

5.

Cổng kết nối S-Video

Giống như cổng VGA, cổng S-Video chỉ truyền tải hình ảnh mà không truyền tải âm thanh. Tuy nhiên chất lượng hình ảnh của nó hơn hẳn cổng VGA nhờ việc sử dụng hai dây dẫn, một dây truyền hình ảnh, một dây khác truyền màu sắc. Tuy nhiên, S-Video không phổ biến trên nhiều mẫu TV như VGA.

6.

Cổng Component (Y/Pb/Pr)

Cổng Component là cổng kết nối rất phổ biến trên các mẫu HDTV, nó có cấu tạo gồm 3 dây gẫn với 3 màu xanh lá cây, xanh dương và đỏ. Kết nối Component có thể cho phát tín hiệu với độ chuẩn xác cao và khả năng tái tạo tín hiệu tốt lên đến độ phân giải 1080p (Full HD), nhờ đó đem đến những khung hình với sắc nét với độ chi tiết cực cao.

7.

Cổng Optical/Coaxial

Đây là cổng kết nối giữa TV và các thiết bị phát âm thanh như loa thùng hoặc các dàn âm ly cao cấp. Nó sử dụng cáp optical, coaxiao có khả năng tái tạo âm thanh kỹ thuật số theo chiều sâu với tốc độ ánh sáng. Kết nối Optical/Coaxial là sự lựa chọn dành cho những ai muốn trải nghiệm giải trí với chất lượng âm thanh đỉnh cao.

8.

Tổng quan về HDMI eARC

HDMI eARC là gì?
Trước đây, khi người dùng sử dụng bộ thu AV trong các dàn âm thành luôn cảm thấy khó chịu vì phải sử dụng rất nhiều dây cáp và chất lượng âm thanh đem lại rất kém. Vì thể, để giải quyết tình trạng này, người dùng cần 1 cổng HDMI - chuẩn kết nối độc quyền có đầy đủ băng thông để truyền hình ảnh với độ phân giải cao, âm thanh chất lượng. 
Bản Ethernet và dữ liệu kỹ thuật số bổ sung hỗ trợ người dùng chống vi phạm bản quyền khi bạn upstream và downstream. HDMi giữ vai trò là một sợi dây cáp giáp tiếp với các thiết bị âm thanh, loại bỏ hầu hết các kết nối không cần thiết khác. 

1

HDMI đã xuất hiện trước và có khả năng kết nối với tivi, nhận tín hiệu video, âm thành từ các nguồn khác nhau như video game console, đầu phát Blu-ray, đầu thu AV hoặc set-top box. Tuy nhiên với giao thức ARC, cho phép người dùng gửi dữ liệu âm thanh đến thiết bị nguồn thông qua cáp HDMI. 

1

HDMI eARC là thế hệ tiếp theo của công nghệ ARC, giao thức kết nối cho phép người dùng sử dụng một điều khiển từ xa cho tất cả các chức năng phổ biến nhất trên thiết bị âm thanh trong nhà thông qua cáp HDMI.
ARC được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2009. Đến 10 năm sau, phiên bản nâng cấp eARC hay Enhanced Audio Return Channel (Kênh trả về âm thanh nâng cao HDMI) tiếp tục được ra mắt tích hợp cùng với chuẩn HDMI 2.1 mới.

1

Vai trò của HDMI eARC
Lợi ích chính của eARC là sự gia tăng lớn về băng thông và tốc độ, cho phép bạn gửi âm thanh chất lượng cao hơn từ tivi đến một loa thanh soundbar hoặc bộ thu AV.
HDMI eARC đêm đến cho người dùng trải nghiệm điều khiển các chức năng với bộ điều khiển từ xa.

1

9.

Tổng quan về HDMI ARC

HDMI và HDMI ARC là gì?
HDMI là một hình thức người dùng gửi dữ liệu âm thanh và các hình ảnh kỹ thuật số từ nguồn đến tivi, soundbar hay bộ khuếch đại có chất lượng cao. 
HDMI trở thành cổng kết nối AV, bạn có thể sử dụng các ổ cắm analog truyền thống để phát video. Hiện nay, HDMI đã phát triển và có nhiều giao diện và phiên bản hỗ trợ người dùng như 3D, 4D, 8K, HDR cùng với tốc độ khung hình 2.1 hiện đại.
HDMI ARC (Audio Return Channel) là cổng kết nối để xuất ngược âm thanh ra loa, dàn amply nhờ cổng kết nối HDMI. HDMI ARC có có chức năng giảm được số lượng cáp kết nối giữa tivi và dàn máy âm thanh, đồng thời chất lượng âm thanh được cải thiện và hạn chế độ trễ giữa các thiết bị.

1

Công dụng của HDMI ARC
Cổng HDMI ARC giúp truyền tín hiệu giữa tivi với thiết bị âm thanh dễ dàng hơn, bạn không phải sử dụng nhiều dây cáp phức tạp và tốn thêm chi phí lắp đặt. HDMI ARC có thể thay thế bộ thu âm, nhưng bạn vẫn có thể kết nối loa với tivi. Điều này giúp cho hầu hết các thiết bị đều có thể kết nối với tivi dễ dàng.
Khi tivi và thiết bị âm thanh của gia đình có hỗ trợ cổng HDMI ARC, có khả năng điều khiển cùng lúc hai thiết bị thông qua remote nhờ tính năng đồng bộ điều khiển từ xa. 

1