Intel Tiger Lake có thể đạt 4.3 GHz toàn nhân ở 28W

Intel Tiger Lake có thể đạt 4.3 GHz toàn nhân ở 28W

Sau khi trình diễn sơ qua về kiến trúc Willow Cove và quy trình chế tạo SuperFin mới, Intel chính thức trình làng dòng CPU Tiger Lake vào hôm nay.

1.

Intel Tiger Lake có thể đạt 4.3 GHz toàn nhân ở 28W

Sau khi trình diễn sơ qua về kiến trúc Willow Cove và quy trình chế tạo SuperFin mới, Intel chính thức trình làng dòng CPU Tiger Lake vào hôm nay. Tiger Lake kế thừa mọi sự tinh túy của dòng CPU Ice Lake trước đó, và tiếp tục dựa trên quy trình 10nm. Tuy nhiên, so với Sunny Cove trên Ice Lake trước đây, Tiger Lake có hệ thống bộ nhớ cache được thiết kế lại, và có xung nhịp cao hơn trong khi mức tiêu thụ điện năng ít hơn. Bên cạnh đó, Intel cũng hứa hẹn một hiệu năng đồ họa chưa từng thấy trong lịch sử trên dòng card đồ họa tích hợp Iris Xe này.

Không còn Chip U và Chip Y nữa

Theo lẽ thường, Intel sẽ cho ra mắt cả 2 dòng chip U và Y cùng lúc, tuy nhiên trong thời gian vừa qua, điều đó đã bị thay đổi. Intel vẫn tiếp tục cho ra những dòng chip có khả năng hạ mức điện năng xuống 7W và 12W, tuy nhiên không có sự thay đổi ở hậu tố. Các hãng sản xuất sẽ phải lựa chọn giữa 2 loại CPU Tiger Lake là Tiger Lake UP3 và Tiger Lake UP4, với sự khác biệt về mặt chip cũng như về chân socket.

Intel Tiger Lake UP3 vẫn tiếp tục có mức TDP chuẩn là 15W, có thể hạ xuống mức 12W hoặc tăng tối đa là 28W. Ở buổi giới thiệu, Intel đã đưa ra chiếc CPU flagship Core i7 -1185G7 với 4 nhân 8 luồng, boost lên 4.8GHz ở đơn nhân hoặc nhân kép, và 4.3GHz ở toàn bộ các nhân. Một kết quả vô cùng đáng để mong đợi .

Tiger Lake UP4 được cấu hình tiêu chuẩn với mức TDP 10W. Intel cho phép dòng cpu này hạ xuống mức 7W hoặc tăng lên 15W, và chúng ta có thể coi rằng đây chính là dòng chip Y trước đây.

Hầu hết các CPU của Tiger Lake đều được trang bị card đồ họa tích hợp Intel Iris Xe mạnh mẽ. Tuy nhiên, với các tùy chọn CPU Core i3 và Intel Pentium, Intel chỉ trang bị card đồ họa Intel UHD. Tuy nhiên, với thế hệ Intel UHD Gen 12, hiệu năng đồ họa được tăng lên đáng kể, với mức xung nhịp 1250Mhz, ngang ngửa với Intel Iris Xe, là 1300MHz. Toàn bộ CPU Intel Tiger Lake đều hỗ trợ RAM DDR4 với Bus 3200MHz, trên Core i5 và Core i7 đều hỗ trợ RAM LPDDR4X với Bus 4267MHz, trong khi Core i3 và Intel Pentium chỉ ở mức 3733MHz.

Hiệu năng vượt trội: Dè chừng đi AMD

Qua một vài thử nghiệm nhỏ ở Cinebench R15, Core i7 1165G7 cho điểm số đa nhân rất cao với 220 điểm, hơn 24% so với trên chiếc Core i7 Ice Lake 1065G7 năm ngoái, thậm chí là hơn 20% so với Ryzen R7 4700U.

Trên bài test Cinebench R20, Core i7 1165G7 mạnh hơn R7 4700U 3%, tuy không phải con số quá cao, nhưng cũng đủ chứng minh rằng Intel có một bước tiến đột phá, đủ khiến AMD phải cẩn trọng trong cuộc chiến vi xử lý.

Ở 3DMark 11, bộ vi xử lý đến từ Intel còn cho hiệu năng vượt trội, cao hơn 38% với người tiền nhiệm i7 1065G7, và cao hơn 18% trong bài test tổng thể khi so với R7 4700U. Đây thực sự là những con số ấn tượng mà người dùng mong chờ từ CPU 10nm của Intel.

Intel Iris Xe – Sao phải ngại khi chơi game AAA trên card đồ họa tích hợp

Với hiệu năng gấp đôi so với thế hệ card đồ họa tích hợp trước đây, Intel Graphics Gen 12 hứa hẹn sẽ mang tới người dùng trải nghiệm gaming tuyệt vời, ngang bằng với những card đồ họa rời của Nvidia, hay bỏ xa hiệu năng của card đồ họa tích hợp trên AMD.

Tuy vậy, vẫn có sự khác biệt về hiệu năng đồ họa giữa Tiger Lake UP3 và UP4. Cả 2 đều hỗ trợ tối đa 96 đơn vị EUs, đều hỗ trợ OpenGL 4.6 và DirectX 12_1, tuy nhiên Tiger Lake UP3 sẽ hỗ trợ PCIe ở cả Gen 3 và Gen 4, và hỗ trợ kết hợp với card đồ họa rời, còn UP4 sẽ chỉ hỗ trợ ở PCIe Gen 3.

Xét trên phương diện xuất hình ảnh, cũng như các codec hỗ trợ, dường như không có sự khác biệt so với thế hệ Ice Lake trước đó. Có vẻ lần này Intel đã tập trung chủ yếu vào sự nâng cấp và tối ưu hiệu năng, chứ không hời hợt như những phiên bản trước nữa.

Tạm kết

Với những con số cùng màn trình diễn ấn tượng vào đêm qua, Intel có lẽ đã biết lắng nghe người dùng hơn, cũng như rút kinh nghiệm từ những thất bại trước đối thủ truyền kiếp AMD trong thời gian qua. Lần trở lại này cũng càng chứng minh rằng Intel vẫn là ông trùm trong việc sản xuất ra những CPU có hiệu năng mạnh mẽ, ổn định. Nhưng đây có lẽ mới là khởi đầu của cuộc chiến vi xử lý khốc liệt, vì AMD cũng đang nhen nhóm những bộ vi xử lý 7nm+ với kiến trúc Zen 3 của mình.

Nguồn: thinkpro.vn