Những điều cần biết về AMD Ryzen

Những điều cần biết về AMD Ryzen

Trong thế giới của những bộ vi xử lí có Intel Core i đối đầu với ngôi sao mới nổi AMD Ryzen. AMD đã làm được những gì mà rất nhiều người lại so sánh Ryzen ngang ngửa với Core i như thế?

1.

Những điều cần biết về AMD Ryzen

Trong thế giới của những bộ vi xử lí có Intel Core i đối đầu với ngôi sao mới nổi AMD Ryzen. AMD đã làm được những gì mà rất nhiều người lại so sánh Ryzen ngang ngửa với Core i như thế?

AMD Ryzen là gì?
Ryzen là tên thương hiệu của gia đình vi xử lí thuộc quyền sở hữu của hãng AMD. Khi được phát hành lần đầu vào năm 2017, những mẫu APU Ryzen (APU là cách đặt tên của hãng AMD tương đương với cách gọi phổ thông là CPU) được tạo ra dựa trên kiến trúc vi xử lí mang tính cách mạng với tên gọi là Zen. Ryzen là thế hệ vi xử lí thứ 8 của AMD và đánh dấu lần đầu tiên công ty đề cập đến một chuỗi sản phẩm quan trọng kể từ màn giới thiệu FX/A6 5 năm về trước.
Có nhiều nhà đánh giá chuyên nghiệp cho rằng những vi xử lí Ryzen của AMD không thể sánh với Intel cả về hiệu năng lẫn giá cả. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Lenovo đã ra mắt những mẫu laptop tân tiến nhất sử dụng vi xử lí Ryzen.
AMD chia thương hiệu Ryzen của mình thành 3 nhánh nhỏ:
- Ryzen: nhiều phiên bản khác nhau xuất hiện trên cả desktop lẫn laptop.
- Ryzen PRO: thêm nhiều tính năng bảo mật và khả năng quản lý dữ liệu ở cấp độ doanh nghiệp.
- Ryzen Mobile: kết hợp CPU Ryzen và card đồ họa Radeon Vega với nhau (tích hợp Vega vào Ryzen).



Những vi xử lí Ryzen có tốt hơn Core i của Intel không?
Với vũ khí Ryzen trong tay, AMD đã dấn thân ngày một sâu hơn vào “cuộc chiến vi xử lí." Bằng kinh nghiệm và uy tín của mình khi tích hợp card đồ họa vào CPU cũng như khả năng cạnh tranh về mặt giá cả cực kì tốt, những vi xử lí của AMD gần đây đã đạt được các kết quả benchmark không kém phần hiệu quả khi mang ra so sánh với đối thủ đến từ Intel. AMD có phần hào phóng, chịu chơi hơn Intel ở chỗ bổ sung thêm nhiều lõi xử lí cho CPU của mình hơn Intel và mở rộng phân khúc của mình với 6 lõi/12 luồng (những vi xử lí hiệu năng cao ở phân khúc cao hơn sẽ có đến 8 lõi/16 luồng hoặc còn hơn thế nữa). Đồng thời, để cạnh tranh với công nghệ Hyperthreading của Intel… AMD đã giới thiệu công nghệ Simultaneous Multi-Threading (SMT) và gia tăng hiệu năng đối với mỗi lõi trong các mẫu CPU Ryzen.

Có thể dùng Ryzen để chơi game hay không?
Những tay chơi PC luôn luôn là đối tượng khách hàng được AMD nhắm đến là sẽ sẵn sàng móc hầu bao để rước Ryzen về nhà, đặc biệt là khi danh tiếng của AMD với card đồ họa Radeon Vega luôn luôn nổi lên trong giới công nghệ. Đối với việc chơi game, Ryzen đã cho những vi xử lí cũ của AMD hít khói và lui lại phía sau với khoảng cách rất xa. Đối với nhiều gamer mà nói thì một hệ thống có chứa Ryzen sẽ là câu trả lời cực kì thích hợp với bài toán kinh tế cũng như là một lựa chọn hợp tình hợp lí.
Cho dù kết quả benchmark của Ryzen vào thời điểm mới ra mắt không được cao lắm khi so với Core i của Intel, AMD vẫn trấn an các hãng game rằng họ sẽ tiếp tục phát hành các bản cập nhật để tăng tính tương thích giữa đôi bên. Và họ làm thế thật.

Điều gì đã khiến cho Ryzen trở nên khác biệt?
Đứng ở góc độ marketing, AMD đã có một động thái ấn tượng khi lần đầu tiên giới thiệu ra thị trường 3 dòng Ryzen khác nhau và chúng chính là vũ khí để đáp trả series Core i của Intel: Ryzen 3 (phân khúc bình dân) – Ryzen 5 (phân khúc tầm trung) – Ryzen 7 (phân khúc cao cấp). Mặc dù được phân chia như vậy nhưng chúng ta vẫn sẽ thấy có một số điểm khác biệt như một con chip Ryzen 3 với hiệu năng cao có thể vượt mặt một con chip Ryzen 5 với hiệu năng thấp. Nếu tìm kiếm một con chip để đáp ứng cho các nhu cầu chuyên biệt thì bạn có thể tìm đến Ryzen Threadripper và nên chuẩn bị trước túi tiền nhé. AMD còn có một con chip dành riêng cho các server khủng là Epyc, nó mạnh hơn Ryzen Threadripper rất nhiều và được mệnh danh là vũ khí tối thượng của AMD khi được tạo ra trên nền kiến trúc Zen.
Tuy nhiên, nếu chỉ đề cập những điều trên không thôi thì chưa đủ. So với những vi xử lí đi trước của AMD thì Ryzen có nhiều lợi thế hơn:
- Kiến trúc transitor 14nm nhỏ hơn nên tiêu thụ ít điện hơn, nhiệt tỏa ra cũng ít hơn.
- Chia sẻ hiệu năng ít hơn nên mỗi lõi đều hoạt động tốt hơn.
- Cải thiện việc liên kết bên trong các lõi nên chúng được tối ưu tốt hơn.
- Có khả năng ép xung tự do.



Hiểu thuật ngữ của Ryzen sao cho đúng?
Khi cân nhắc về việc mua CPU Ryzen hoặc một cỗ máy được trang bị hàng của Ryzen, có nhiều cái tên đến từ AMD cùng với thuật ngữ marketing mà bạn sẽ cần phải biết:
- Công nghệ SenseMI: đây là một thuật ngữ mô tả các tính năng “học hỏi và thích nghi” để giúp vi xử lí Ryzen có thể thay đổi hiệu năng phù hợp với cách thức bạn sử dụng nó mỗi ngày.
- Extended Frequency Range – XFR: đưa ra tùy chọn “ép xung” vi xử lí để đạt mức xung nhịp cao hơn trong khi vẫn có thể làm mát được. Một số hệ thống được trang bị Ryzen còn có thêm hệ thống tản nhiệt đi kèm để kích hoạt XFR trong khi những hệ thống khác thì không như vậy.
- Precision Boost: tính năng này sẽ cho phép Ryzen được tự động hóa xung nhịp của mình để gia tăng hiệu năng mà không hề tăng thêm công suất tiêu thụ.
- Neural Net Prediction: Ryzen sẽ dựa vào cách bạn sử dụng nó mỗi ngày để có thể dự đoán hành động tiếp theo và điều chỉnh mỗi task một cách hiệu quả.
- Smart Prefetch: Ryzen sẽ học hỏi cách hoạt động của mỗi chương trình có trong hệ thống và tải dữ liệu để có thể chạy trơn tru hơn, nhanh hơn. Tính năng này kết hợp hoàn hảo với Neural Net Prediction.
Các tính năng này đều lấy Infinity Fabric của AMD làm gốc, đây là một nguyên liệu mới có thể kết nối tất cả các lõi – các luồng trong Ryzen với một tốc độ cao và độ trễ thấp. AMD nói rằng các bộ cảm biến của Infinity Fabric sẽ theo dõi tốc độ xung nhịp, nhiệt độ và số vol điện hiện có để có thể điều chỉnh được hiệu năng tối đa.

Theo lenovo