Những sai lầm phổ biến khi dùng ChatGPT sáng tạo nội dung

Những sai lầm phổ biến khi dùng ChatGPT sáng tạo nội dung

Biên tập bởi: Nguyễn Nhật Linh - Cập nhật ngày 07/06/2023 15:30

ChatGPT được biết đến với khả năng sáng tạo nội dung trong thời gian ngắn khiến nó ngày càng phổ biến. Thế nhưng các mô hình ngôn ngữ AI này rất có thể bị lạm dụng dẫn đến các vấn đề thiệt hại về uy tín và sai lệch kết quả đầu ra. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm được các sai lầm cần tránh.

1.

Không nên phụ thuộc quá vào ChatGPT

Nếu bạn lần đầu tiên dùng ChatGPT chắc chắn sẽ thấy tốc độ của ChatGPT ấn tượng. Những nội dung thường mất hàng tiếng đồng hồ mới có thể tạo ra, nếu dùng ChatGPT sẽ chỉ tốn vài giây đồng hồ. Sau một thời gian bạn có thể phụ thuộc nhiều vào GPT dẫn đến hiện tượng phụ thuộc quá mức vào AI.

Không nên phụ thuộc quá vào ChatGPT

Đây là một trong cách tốt dành cho những người sáng tạo muốn nhanh chóng tạo nên sản phẩm đầu ra. Thế nhưng, Microsoft lại đánh giá về sự phụ thuộc quá mức vào AI rồi cảnh báo phụ thuộc quá nhiều vào AI sẽ gây nên các kết quả sai lầm.

Theo thông tin từ chính ChatGPT thì kiến thức của nó sẽ chỉ giới hạn đến tháng 9 năm 2021.

Người dùng không nên chấp nhận kết quả từ ChatGPT nhanh chóng và dễ dàng khi không có kiến thức để đánh giá kết quả. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể chủ quan mà không kiểm tra quan điểm khác nếu câu trả lời của ChatGPT hợp với niềm tin người dùng.

Giám đốc điều hành Open AI đã khuyến cáo người dùng nên cẩn thận về vấn đề ảo giác của ChatGPT. Vì vậy, nếu như bạn mới bắt đầu học cách dùng ChatGPT nhằm sáng tạo nội dung hãy tìm hiểu ảo giác lẫn cách bạn phát hiện ra nó.

2.

Không hỏi ChatGPT về các nghiên cứu

ChatGPT sẽ cung cấp đến cho người dùng những liên kết không phải tốt nhất hoặc liên kết sai trên web. Chẳng hạn như các liên kết bài báo nghiên cứu của JSTOR về các nhà văn giả tưởng người Anh tác giả của các câu chuyện tuổi vị thành niên. AI cung cấp thông tin về tác giả, số trang, tiêu đề, số tập.

Tuy nhiên, các tìm kiếm của Google đều chỉ rõ mọi liên kết đều dẫn tới các bài báo JSTOR sai.

3.

ChatGPT không thay thế được các kết nối trong nơi làm việc

Người dùng có thể cá nhân hóa ChatGPT hoặc gán cho các thuộc tính của con người. Ví dụ như người dùng có thể hỏi ChatGPT với mong muốn được trò chuyện và tư vấn với nó trong trường hợp muốn có người trò chuyện. Chẳng hạn như bức hình phía bên dưới ChatGPT đã đưa lời khuyên khi người dùng mệt mỏi lúc làm việc nghe rất đồng cảm.

ChatGPT không thay thế được các kết nối trong nơi làm việc

Tuy nhiên ChatGPT không thể thay thế con người. Những câu nói nghe giống con người chỉ là sự tổng hợp dự đoán của ChatGPT từ hoặc token tổng hợp từ dữ liệu đào tạo.

ChatGPT không thể thay thế được cho sự  cộng tác của con người. Do đó, bạn không nên dựa vào ChatGPT mà hãy tương tác với đông nghiệp, xây dựng những kĩ năng tương quan.

4.

Không cung cấp những lời nhắc vô dụng cho ChatGPT

Khi muốn ChatGPT sáng tạo nội dung hãy đưa ra hướng dẫn cũng như ngữ cảnh chính xác để nâng cao hiệu quả công việc.

Chẳng hạn như yêu cầu dưới đây muốn ChatGPT tóm tắt blog của Eric Allen trên Hackernoon.

Thế nhưng ChatGPT không làm quen được với bài viết của Allen. Vì vậy khi người dùng muốn ChatGPT tóm tắt, công cụ này đã gặp hiện tượng ảo giác. ChatGPT đã thông tin rằng Allen thành lập công ty tạo nhạc bằng GPT – 3.

Trên đây là những sai lầm phổ biến khi dùng ChatGPT sáng tạo nội dung mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.