Sau khi điện thoại rơi vào nước, tuyệt đối không nên sấy khô bằng máy sấy. Lý do là bởi hơi nóng của máy sấy sẽ làm hư hỏng các linh kiện bên trong điện thoại.
Nhiều người nghĩ rằng, cho điện thoại vào tủ đá là giải pháp hiệu quả để tránh hiện tượng chập mạch điện tử. Tuy nhiên đây không phải là cách khắc phục an toàn và lâu dài. Bởi sau khi máy rã đông thì điện thoại của bạn lại tiếp tục ngấm nước và có khi còn trầm trọng hơn lúc đầu.
Trong quá trình làm khô điện thoại, khi sử dụng tăm bông để lau khô các cổng sạc, cổng tai nghe, loa bạn cần thao tác cẩn thận. Nếu không sẽ làm bông vụn thấm nước bị kẹt lại bên trong máy gây hỏng hóc tới các bộ phận khác.
Không cố lắc hay đập điện thoại bởi khi bạn càng cố thực hiện hành động này nước sẽ càng lọt vào máy sâu hơn. Không những vậy nó còn khiến điện thoại của bạn bị trầy xước và hư hỏng trầm trọng hơn.
Một lưu ý quan trọng mà bạn không nên làm khi điện thoại rơi nước là cắm sạc ngay lập tức. Khi các mạch điện bị nước mà tiếp xúc với nguồn điện chạy qua sẽ gây các hiện tượng nguy hiểm: cháy, nổ, chập điện, giật điện …
Cũng giống như khi sử dụng tăm bông, khăn hay giấy ăn sau khi ngấm nước sẽ dễ để lại các mủn giấy hay các sợi vải bị kẹt lại bên trong. Vậy nên, bạn không nên sử dụng vải hay giấy nhét vào các đầu cổng sạc, tai nghe để thấm khô nước.
Và cuối cùng, bạn không nên cố nhấn bất kỳ nút hoặc phím nào nếu điện thoại đang bị ngấm nước. Càng cố nhấn sẽ càng làm cho các nút, phím và linh kiện của máy bị hỏng trầm trọng thêm.