Những sai lầm phổ biến khi mua thẻ SD
Biên tập bởi: Nguyễn Nhật Linh - Cập nhật ngày 07/08/2023 15:51
Hiện nay nhu cầu dùng thẻ nhớ SD của nhiều người ngày một tăng cao nhằm phục vụ cho mục đích sao chép dữ liệu, lưu trữ. Thế nhưng trên thị trường hiện nay có rất nhiều thẻ nhớ khác nhau nhiều hàng kém chất lượng, hàng giả. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn các lưu ý khi mua thẻ SD mà bạn cần nắm được.
1.
Định dạng thẻ không tương thích
Mọi loại thẻ MicroSD thường lắp vừa khít với khe cắm thẻ Micro SD nhưng nhiều trường hợp có thể không dùng được. Nguyên nhân do có tới 3 định dạng thẻ khác nhau là microSDHC, microSD, microSDXC. Bạn cũng nên lưu ý định dạng thẻ ra đời sau sẽ không phù hợp ngược. Do đó người dùng không thể sử dụng thẻ nhớ mới trên phần cứng hỗ trợ định dạng cũ.
Có 3 định dạng phổ biến trên thị trường cụ thể:
MicroSD: dung lượng tối đa 2GB, dùng được trên mọi loại thẻ cắm microSD.
MicroSDHC: dung lượng vào khoảng từ hơn 2GB đến 32GB, dùng được trong các phần cứng hỗ trợ SDXC và SDHC.
MicroSDXC: dung lượng từ 32GB đến 2TB dùng được với thiết bị hỗ trợ SDXC.
2.
Dung lượng thẻ nhớ tối đa
Phần cứng hỗ trợ cắm microSDXC sẽ không hỗ trợ cho mọi dung lượng lưu trữ. Nếu người dùng muốn dùng thẻ nhớ cho máy tính thì hãy kiểm tra xem máy tính có hỗ trợ hệ thống file định dạng của thẻ không. Hiện nay các thẻ microSDXC đã dùng hệ thống file exFAT theo mặc định. Hệ điều hành Windows đã hỗ trợ định dạng này.
Công nghệ UHS (Ultra High Speed – tốc độ siêu cao)
Định dạng SDHC và SDXC hỗ trợ công nghệ UHS cho phép thiết bị có thể truyền tải dữ liệu tốc độ nhanh chóng. Hiện nay USH có hai phiên bản đó là UHS-I (với tốc độ tới 104 MBps) và UHS-II (tốc độ lên tới 312 MBps). Bạn cũng cần kiểm tra xem phần cứng của máy tính có hỗ trợ công nghệ này hay không.
3.
Xác định tốc độ thẻ sai
Thẻ nhớ SD được phân ra làm 4 cấp tốc độ khác nhau bao gồm Class 2, 4, 6 và 10. Cụ thể như dưới đây:
Tốc độ tối thiểu của class 2: 2MBps
Tốc độ tối thiểu của class 4: 4 MBps.
Tốc độ tối thiểu của class 6: 6 MBps.
Tốc độ tối thiểu của class 10: 10 MBps.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng bạn hãy xác định xem nên mua thẻ nhớ nào thì phù hợp.
4.
UHS Speed Class
Loại tốc độ UHS sẽ xác định tốc độ ghi tối thiểu cho thẻ nhớ microSD được hãng hỗ trợ tốc độ bus UHS-I, II và III. Một số nhà sản xuất sẽ chia UHS Speed Class ra làm hai loại là:
U1: tốc độ ghi tối thiểu 10MBps.
U2: tốc độ ghi tối thiểu 30MBps.
5.
Video Speed Class
Video Speed Class sẽ đặt tốc độ ghi tối thiểu tuần tự vô cùng cần thiết khi tiến hành quay video. Nếu độ phân giải video càng cao thì người dùng sẽ cần tốc độ càng nhanh. Có 5 class video cụ thể:
V6: tốc độ ghi tối thiểu 6MBps
V10: tốc độ ghi tối thiểu 10MBps
V30: tốc độ ghi tối thiểu 30MBps
V60: tốc độ ghi tối thiểu 60MBps
V90: tốc độ ghi tối thiểu 90MBps
6.
Tốc độ định mức
Nhiều nhà sản xuất cũng đưa ra tốc độ định mức tối đa cho thẻ nhớ được tính bằng megabyte trên giây. Người dùng có thể chọn được thẻ microSD nhanh nhất nhanh chóng. Thế nhưng bạn cũng cần lưu ý đây là tốc độ dựa trên thử nghiệm cũng sẽ có sự chênh lệch với thế giới thực.
7.
Tốc độ tương đối
Các nhà sản xuất cũng có thể ghi tốc độ thẻ nhớ microSD dựa trên quay ngược lại thời gian ghi đĩa CD cũ.
Ban đầu tốc độ ghi đĩa CD là 150 KBps. Hiện tại khi công nghệ cải tiến nhả sản xuất đã nâng cao thẻ microSD nhanh gấp 2, 4, 16 lần,.. so với thẻ trước đó.
8.
Application Performance Class
Application Performance Class sẽ cho biết tốc độ ghi duy trì tối thiểu của thẻ là 10MBPs. Đồng thời cũng cho biết tốc độ ghi và đọc ngẫu nhiên khi hoạt động đầu ra và đầu vào mỗi giây. Class sẽ chia ra làm hai loại.
A1: tốc độ đọc ngẫu nhiên tối thiểu 1500IOPS; tốc độ ghi ngẫu nhiên 500IOPS
A2: tốc độ đọc ngẫu nhiên tối thiểu 4000IOPS; tốc độ ghi ngẫu nhiên 200IOPS
9.
Không phù hợp với nhu cầu sử dụng
Bạn cần lựa chọn đúng thể lớn và nhanh phù hợp với nhu cầu của mình không cân thiết phải nhanh nhất và lớn nhất. Bởi các thẻ dung lượng cao giá thành đắt đỏ nhưng lại không cần dùng đến sức mạnh để đáp ứng mọi nhu cầu.
Trong trường hợp bạn muốn dùng thẻ microSD để tăng dung lượng cho điện thoại thì hãy lựa chọn thẻ dung lượng cao, không cần ưu tiên tốc độ bởi bạn không cần phải sao chép nhiều các file lớn trên điện thoại. Còn đối với quay phim 4K thì hãy lựa chọn thẻ microSD để phục vụ hai yếu tố tốc độ nhanh và dung lượng lớn.
10.
Không quan tâm đến thương hiệu
Thẻ hỏng sẽ ảnh hưởng đến các dữ liệu lưu trữ trên thẻ, ảnh hưởng đến việc học tập và làm việc của nhiều người. Do đó hãy lựa chọn thẻ SD đến từ các hãng tên tuổi. Đừng nên tham rẻ mà mua thẻ của những thương hiệu vô danh. Bởi thẻ từ những hãng nổi tiếng sẽ có hiệu năng cao, tuổi thọ dài cũng như khả năng chống nước tốt hơn. Nhiều hãng như Kingston, Sandisk,… còn có chế độ bảo hành trọn đời người dùng có thể an tâm sử dụng.
11.
Mua nhầm hàng giả
Hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện nhiều thẻ SD hàng giả, hàng nhái người dùng có thể dễ dàng mua nhầm. Trong trường hợp bạn thấy thẻ nhớ đến từ các hãng tên tuổi mà lại có giá hời ở những đơn vị kinh doanh ít tên tuổi có khả năng cao là thẻ nhái.
Do đó bạn hãy lựa chọn mua ở những nơi uy tín như MediaMart để mua được hãng chính hãng, tránh lãng phí tiền bạc.
Trên đây là những sai lầm phổ biến khi mua thẻ SD mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.
Tham khảo một số mẫu thẻ SD đang bán tại MediaMart