7 thứ cần có trên mâm cơm hóa vàng ngày Tết

7 thứ cần có trên mâm cơm hóa vàng ngày Tết

Biên tập bởi: Nguyễn Thị Lợi - Cập nhật ngày 25/01/2022 15:31

Mâm cơm cúng hóa vàng ngày Tết là phong tục cổ truyền của người Việt Nam. Lễ hóa vàng hay còn gọi là lễ đưa tiễn ông bà để mời ông bà về ăn Tết cùng con cháu. Dưới đây, Media Mart sẽ liệt kê cho bạn 7 thứ không thể thiếu trên mâm cơm hóa vàng ngày Tết.

1.

Mâm cúng mặn

Mâm cơm hóa vàng ngày Tết không thể thiếu mâm cúng mặn bày lên bàn thờ tổ tiên để cúng ông bà, tổ tiên. Thông thường các món ăn sẽ không cố định. Bạn có thể chọn những món mà ông bà ngày trước thích ăn để bày lên. Tùy vào từng điều kiện của gia đình mà số lượng món ăn cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, sau đây là đầy đủ các món ăn cần có:


+ Bánh chưng: trong mâm cơm hóa vàng ngày Tết của người miền Bắc thì bánh chưng là món bắt buộc phải có. Người miền Nam sẽ thay bánh chưng thành bánh tét.

Bánh chưng có ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với người dân Việt từ xa xưa với câu chuyện “bánh chưng bánh giầy” thời vua Hùng. Bánh chưng với các nguyên liệu đặc trưng của người Việt và thể hiện được tấm lòng hiếu thảo con cháu tới ông bà.

+ Gà luộc: theo quan niệm dân gian của người Việt Nam thì gà tượng trưng cho sự tốt lành, may mắn. Hơn nữa gà còn tượng trưng cho 5 đức tính tốt đẹp của người Việt như: văn – võ - dũng cảm - nhân hậu - trung tín.

+ Giò lụa: Đây là món ăn được nhiều gia đình ưa chuộng vào mỗi dịp Tết và cả ngày thường. Hương vị thơm ngon, có thể dùng được cả khi nóng lẫn khi lạnh khiến giò lụa rất được yêu thích.

+ Dưa hành, củ kiệu: Bánh chưng xanh phải ăn kèm với dưa hành là thói quen ăn uống từ xa xưa của người Việt. Bạn nên ngâm dưa hành càng lâu càng tốt để chúng có được mùi vị thơm ngon nhất.

2.

Mâm cúng chay

Thực tế mâm cúng chay không bắt buộc phải có trong ngày cúng hóa vàng. Tuy nhiên, dựa theo nhu cầu ăn uống của gia đình và ông bà tổ tiên, bạn có thể lựa chọn giữa mâm cúng chay và mâm cúng mặn. Mâm cúng chay sẽ gồm có: rau củ xào chay, xôi gấc đậu xanh, gỏi xoài chay, đậu hũ kho nấm rơm,…

3.

Mâm ngũ quả

Người Việt tin tưởng rằng mâm ngũ quả với các sắc màu mang ý nghĩa phong thủy, cầu may mắn, tài lộc trong năm mới. Tùy theo đặc trưng vùng miền mà cách bày trí hoa quả cũng có sự khác biệt.


4.

Cây mía

Cây mía sẽ được hóa vàng cùng giấy tiền, vàng mã. Dân gian quan niệm hai cây mía như hai chiếc đòn gánh. Khi đốt, ông bà tổ tiên sẽ dùng đòn gánh này để gánh vàng. Đây cũng là vũ khí để chống lại quỷ nếu có ý định cướp tiền vàng.

5.

Hoa tươi

Hoa tươi là vật thường có trong các mâm cúng hóa vàng ngày Tết. Hoa tươi là biểu hiện của sự sống, sự tươi mới mang ý nghĩa cầu mong sức sống, chào đón năm mới của gia chủ.

6.

Trầu cau, đèn nến và nhang

Trầu cau là một trong những thứ không thể thiếu trong mâm cúng hóa vàng ngày Tết. Người Việt Nam nhất là người lớn tuổi thường có thói quen ăn trầu cau. Đèn, nến và nhang là những thứ không thể thiếu trong lễ cúng.


7.

Giấy tiền, vàng mã

Giấy tiền, vàng mã không thể nào thiếu trong lễ cúng hóa vàng được. Con cháu đốt tiền vàng mã để thể hiện tấm lòng hiếu thảo, thương nhớ với ông bà tổ tiên. Xét về mặt tâm linh, những người đã khuất cũng cần tiền, vàng,… để sử dụng.

Thế nhưng, bạn chỉ cần đốt với lượng vừa phải, không đốt quá nhiều bởi không có nghĩa đốt càng nhiều càng tốt. Đốt vàng mã quá nhiều có thể gây hại tới môi trường xung quanh.

Bạn nên chú ý đến thứ tự hóa vàng theo vai vế. Nếu trong năm đó có người mới mất thì người đó sẽ được hóa vàng cuối cùng.

Trên đây là 7 thứ cần thiết trong mâm cơm hóa vàng ngày Tết giúp bạn có thể chuẩn bị lễ một cách đầy đủ nhất. Đừng quên theo dõi Media Mart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích.