Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp đúng, đơn giản và đầy đủ nhất

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp đúng, đơn giản và đầy đủ nhất

Biên tập bởi: Nguyễn Thị Lợi - Cập nhật ngày 21/11/2022 15:26
Vào ngày Rằm tháng Chạp, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng để tưởng nhớ đến tổ tiên, tạ ơn các vị thần linh, cầu may mắn, an lành. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp không cần cầu kỳ nhưng phải được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất. Tham khảo ngay hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp trong bài viết dưới đây nhé.

1.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp

Mâm cơm cúng Rằm tháng Chạp đa phần vẫn tương tự như những mâm cỗ cúng vào các ngày Rằm tháng, không cần phải mâm cao cỗ đầy nhưng phải thật thành tâm. Ngoài ra, tùy theo tập tục của mỗi địa phương thì lại có sự khác biệt về lễ cúng Rằm tháng Chạp. Tuy nhiên, về cơ bản, các gia đình sẽ thường chuẩn bị mâm lễ chay và lễ mặn.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp với mâm cỗ chay gồm có:

  • Trầu cau
  • Trái cây
  • Hoa tươi
  • Nến hoặc đèn
  • Hương
  • Nước sạch


Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Chạp gồm:

  • Gà luộc (chọn gà trống)
  • Xôi đỗ hoặc xôi gấc
  • Canh miến
  • Giò hoặc chả
  • Món xào (như thịt bò xào, lòng gà xào giá)
  • Rượu gạo và một vài món mặn khác.


2.

Cúng Rằm tháng Chạp vào ngày nào, giờ nào tốt nhất?

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng rằm tháng Chạp không nên diễn ra quá sớm, tốt nhất là đúng rằm hoặc trước một ngày.

Vào ngày Rằm tháng Chạp, tức ngày 15/12 Âm lịch, các gia đình thường cúng đúng ngày để mang lại nhiều may mắn. Rằm tháng Chạp năm nay (năm Quý Mão) rơi vào thứ Sáu, ngày 06/01/2023. Tuy nhiên, nếu gia đình có việc bận thì có thực hiện lễ cúng vào ngày 14/12 Âm lịch (tức ngày 05/01/2023 dương lịch).

Người làm lễ cúng Rằm tháng Chạp thường là người lớn tuổi nhất trong nhà hoặc là trưởng nam, trưởng nữ, người có uy tín trong gia đình. Trước khi làm lễ, phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng.


3.

Những điều kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Chạp

- Kiêng vay mượn tiền: Theo quan niệm, vay mượn tiền vào Rằm tháng Chạp sẽ là điềm "xui" ám chỉ khoản nợ lớn trong năm mới. Việc kiếm tiền năm sau cũng khó khăn hơn vì phải vay mượn, làm ăn thất bát.

- Kiêng cãi cọ, gây gổ bất hòa: Ngày Rằm đặc biệt dưới sự chứng giám của Gia tiên, Thần linh, con cháu trong nhà không nên cãi cọ, bất hòa hoặc mắng chửi nhau. Điều này làm tán phúc và rớt vận may.

- Kiêng làm đổ vỡ chén bát trong nhà: Trong ngày Rằm tháng Chạp, dọn dẹp hoặc sinh hoạt cần cẩn thận, bình tĩnh, tránh vội vàng làm rơi vỡ bát đĩa. Điều này là điềm báo ảnh hưởng đến tài vận và tình cảm.

- Kiêng nghĩ xấu, làm hại người hoặc mắng chửi người khác: Ngày Rằm tháng Chạp là ngày tốt lành để cầu bình an, sức khỏe và may mắn, nên nói những lời tốt đẹp, vui vẻ và không nên khởi tâm xấu.

4.

Văn khấn Rằm tháng Chạp


Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).

Tín chủ (chúng) con là: …

Ở tại: …

Hôm nay là ngày… tháng… năm, gặp tiết Rằm tháng Chạp. Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời các ngài: Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội, ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời chư vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho chúng con gia đình hòa thuận, sức khỏe dồi dào, công việc phát tài, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy).

Trên đây là mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp đúng, đơn giản và chuẩn nhất do MediaMart tổng hợp lại được. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn chuẩn bị mâm cơm thật tươm tất, chỉn chu trong ngày lễ này nhé.