Nắp nồi thường được ít vệ sinh nhưng lại tích tụ nhiều cặn bẩn và dễ sản sinh nhiều vi khuẩn, nấm mốc. Do đó mà bạn nên chú ý vệ sinh và lau khô phần nắp nồi để tránh nước đọng lại. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý lau khô toàn bộ nồi sau mỗi lần sử dụng để tránh hiện tượng này.
Sau mỗi lần nấu cơm, bạn nên vệ sinh lòng nồi và nắp nồi để tránh cặn bẩn trong quá trình nấu bị bám quá lâu khó vệ sinh, khiến nồi cơm có mùi hôi, giảm chất lượng cơm mà còn tạo điều kiện cho nấm mốc hay vi khuẩn sinh trưởng.
Lưu ý nhỏ là khi vệ sinh lòng nồi và nắp nồi cơm điện, bạn chỉ nên dùng bọt biển hoặc miếng rửa chén vải mềm, mặt lưới để vệ sinh. Tuyệt đối không dùng miếng cọ sắt để vệ sinh để tránh làm trầy, bong tróc lớp chống dính bên trong.
Thời tiết nồm ẩm kéo dài sẽ khiến cho cơm nhanh bị ôi thiu nếu như để trong nồi cơm điện qua đêm, do vậy mà nồi cơm điện cũng rất dễ bị ám mùi khó chịu. Bởi thế, bạn không nên để cơm hay thực phẩm trong nồi cơm điện qua đêm để hạn chế tình trạng ám mùi, đặc biệt là khi trời nồm ẩm hay thời tiết nóng.
Như vậy bài viết trên đây của MediaMart đã chia sẻ tới các chị em nội trợ 5 mẹo khử mùi hôi cho nồi cơm hiệu quả từ những nguyên liệu cực dễ tìm. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các chị em có thêm kinh nghiệm xử lý triệt để tình trạng trên và giúp những bữa cơm hàng ngày được ngon miệng hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết !