Tại sao nên ăn cơm rượu vào Tết Đoan Ngọ?

Tại sao nên ăn cơm rượu vào Tết Đoan Ngọ?

Tết Đoan Ngọ hay còn có tên gọi là Tết diệt sâu bọ. Tết Đoan Ngọ thường sẽ được tổ chức vào ngày 5/5 Âm lịch mỗi năm. Vào ngày này, nhà nhà người người lại ăn cơm rượu. Đây được xem là món ăn quan trọng, không thể thiếu trong dịp Tết này.

1.

Nguyên nhân Tết Đoan Ngọ ăn cơm rượu

Cơm rượu còn có tên gọi là rượu cái. Đây là món ăn đặc sắc và truyền thống của dân tộc Việt Nam nói riêng cũng như Châu Á nói chung vào dịp Tết Đoan Ngọ. Theo đó, cơm rượu được lên men từ cơm nếp. Hương vị của nó sẽ hòa quyện đầy đủ các vị như đắng, cay, ngọt, chua.

Nguyên nhân Tết Đoan Ngọ ăn cơm rượu

Dân gian quan niệm ăn cơm rượu vào những ngày dương khí thịnh như dịpTết Đoan Ngọ sẽ giúp loại bỏ những mầm mống sâu bệnh đang trú ngụ sâu bên trong cơ thể.

2.

Cơm rượu ba miền trong ngày Tết Đoan Ngọ có gì khác nhau?

Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu cũng như đặc trưng riêng của mỗi vùng miền mà cơm rượu cũng có các hình thức chế biến khác biệt. Chẳng hạn như:

Miền Bắc

Với cơm rượu miền Bắc thì nguyên liệu chế biến món ăn này thường được làm từ gạo nếp cẩm. Đây là nguyên liệu đã trở nên quen thuộc đối với người dân ở miền Tây Bắc. Người dân miền Bắc sẽ dùng công thức đặc biệt để chế tạo nên cơm rượu mang đặc trưng hương vị của vùng miền.

Cơm rượu ba miền trong ngày Tết Đoan Ngọ có gì khác nhau?

Người ta sẽ nấu gạo nếp cẩm lên sau khi đã xay xong. Tiếp theo, họ sẽ đổ gạo nếp cẩm ra nia rồi dàn đều đến khi cơm nguội thì thôi. Lúc này, men rượu sẽ được cạo sạch lớp trấu bên ngoài rồi được giã nhỏ cho đến khi thành bột thì thôi.
Chờ đến khi cơm nguội, người ta sẽ lót dưới đáy các rá nồi một lớp lá chuối rồi đặt từng phần cơm lên. Họ cũng không quên rắc thêm men lên cơm đan xen với nhau. Sau đó, họ sẽ dùng lá chuối để phủ kín miệng rồi đặt cơm trong một chiếc bát, để trong vòng 2 ngày.

Cách lên men rượu như này sẽ giúp thấm vào cơm đậm hơn, giúp cơm trông căng mọng hơn. Hơi nóng tỏa ra từ cơm nếp kết hợp với hơi men của rượu sẽ tạo ra những giọt rượu nguyên chất. Sau hai ngày, bạn có thể thưởng thức cơm rượu nếp cẩm.

Miền Trung 

Ở miền Trung, cơm rượu vào mỗi dịp Tết Đoan Ngọ đều là những viên cơm thơm ngọt, nguyên miếng. Nguyên liệu để làm nên món ăn này là từ những hạt nếm ngỗng cũ ngâm trong 8 tiếng đồng hồ với nước rồi được vo sạch, sau đó để ráo.

Cơm rượu ba miền trong ngày Tết Đoan Ngọ có gì khác nhau?

Hạt nếm này sẽ được đặt trong một tấm vải màn để đem đi hấp sau đó sẽ nhúng vào thau nước cho đến khi nếp đã có độ dính. Người ta sẽ hấp nếp 2 lần sao cho chín hoàn toàn rồi xới ra chờ đến khi nguội lại nén thật chặt.

Men rượu sẽ được giã thành những hạt bụi mịn rồi rắc đều lên mặt xôi. Người ta sẽ nhúng dao vào muối rồi cắt cơm rượu thành những viên hình vuông, được trang trí bằng những lá chuối xanh xung quanh.

Miền Nam

Cũng giống như miền Bắc, cơm rượu ở miền Nam được làm từ gạo nếp. Thế nhưng, trước khi đem đi ủ, người ta sẽ vo cơm rượu thành từng viên tròn vo.

Cơm rượu ba miền trong ngày Tết Đoan Ngọ có gì khác nhau?

Nếp sẽ được ngâm trong vòng từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ với một chút muối rồi gạn ra rổ sạch sau đó mới đem đi nấu. Khi đã nấu nếp chín bằng nồi cơm điện, người ta sẽ xới xôi nếp ra lá chuối rồi đánh tơi lên sau cho nguội bớt. Cuối cùng bạn có thể rải đều men rượu lên xôi để ăn. Người miền Nam thường thích ăn ngọt nên thường sẽ cho thêm đường vào nước từ cơm rượu khi nấu.

Trên đây là lí do tại sao nên ăn cơm rượu vào ngày Tết Đoan Ngọ mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.