Văn khấn Rằm tháng chạp 2024 chuẩn nhất

Văn khấn Rằm tháng chạp 2024 chuẩn nhất

Biên tập bởi: Nguyễn Thị Lợi - Cập nhật ngày 23/11/2023 08:58

Khi thực hiện lễ cúng Rằm tháng Chạp ngoài việc chuẩn bị đồ cúng đầy đủ, tươm tất thì  cần phải đọc văn khấn Rằm tháng Chạp đúng và chuẩn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của MediaMart để biết bài cúng và những điều cần biết trong ngày này nhé.

1.

Rằm tháng Chạp năm 2024 là ngày nào dương lịch?

Tháng Chạp là tháng mấy? Tháng Chạp hay tháng củ mật là tháng 12 Âm lịch, tháng cuối cùng của một năm.

Rằm tháng Chạp năm 2023 là ngày nào dương lịch?
Rằm tháng Chạp năm 2023 là ngày nào dương lịch là quan tâm của nhiều người

Theo quan niệm dân gian, ngày Rằm tháng Chạp là ngày mặt trăng và mặt trời gần nhau nhất, nhìn thấu rõ và soi chiếu vào tâm hồn giúp con người trở nên sáng suốt, thanh tẩy được những đen tối vẩn đục trong lòng. Nhờ mặt trăng- mặt trời thông suốt nên phần tâm linh tổ tiên ông bà dễ dàng kết nối với con người và chỉ cần thật tâm cầu nguyện có thể đạt tới sự cảm ứng.

Ngày Rằm tháng Chạp năm 2024 (tức ngày 15/12 Âm lịch năm Quý Mão) sẽ rơi vào thứ Năm ngày 25/01/2024 Dương lịch.

2.

Thời gian làm lễ cúng Rằm tháng Chạp tốt nhất

Theo chuyên gia phong thủy, thì gia chủ có thể bắt đầu làm lễ cúng Rằm tháng Chạp vào ngày 14 hoặc 15 Âm lịch. Có gia đình thực hiện lễ cúng cả 2 ngày này.

Thông thường mọi người sẽ làm lễ cúng vào chiều tối ngày 14 Âm lịch và sáng ngày 15 Âm lịch. Chú ý tránh việc tiến hành lễ cúng quá khuya, tốt nhất là làm trước khi trời tối.

3.

Đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp cần chuẩn bị những gì?

Để lễ cúng Rằm tháng Chạp không cần cầu kỳ, cốt là thể hiện lòng thành tâm của gia chủ. Dưới đây là đồ lễ mà bạn cần chuẩn bị:

Đồ lễ cúng chay:

  • Hương
  • Hoa quả
  • Trầu cau
  • Nước sạch
  • Nến/ đèn dầu
  • Tiền vàng
  • ,….

Đồ lễ cúng mặn:

Đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp cần chuẩn bị những gì?
 

Mâm cúng Rằm tháng Chạp

  • Thịt gà luộc
  • Xôi hoặc bánh chưng
  • Giò/ chả
  • Các món mặn khác và rượu
4.

Văn khấn Rằm tháng Chạp cúng Thổ Công cùng chư vị thần khác

Văn khấn Rằm tháng Chạp cúng Thổ Công cùng chư vị thần khác
 

Ảnh minh họa văn khấn Rằm tháng Chạp

- Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)

- Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông thần quân.

- Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long mạch.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần.

- Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

- Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

- Tín chủ con là: …

- Ở tại: …

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, gặp tiết Rằm tháng Chạp. Tín chủ con thành tâm sắm lễ hương hoa, trà quả, kim ngân, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án, thành tâm kính mời: ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Con cúi xin các giáng lâm trước án, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con được cả nhà yên vui, công việc thuận lợi, tài lộc tăng tiến, tâm đạo được sáng suốt, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ trước án, cúi xin được các các Ngài phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy).

5.

Văn khấn Rằm tháng Chạp cúng gia tiên

Văn khấn Rằm tháng 12 Âm lịch
 

- Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)
 

- Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).

- Tín chủ (chúng) con là: …

- Ở tại: …

Hôm nay là ngày… tháng… năm, gặp tiết Rằm tháng Chạp. Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời các ngài: Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội, ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời chư vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho chúng con gia đình hòa thuận, sức khỏe dồi dào, công việc phát tài, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

 

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy).

6.

Một số điều kiêng kỵ trong Rằm tháng Chạp

- Kiêng làm vỡ gương hoặc chén bát 

- Kiêng không vay mượn tiền bạc hoặc xuất tiền

- Kiêng không cắt tóc

- Không văng tục, chửi bậy

- Không gây gổ, cãi cọ, đánh nhau

 

Trên đây là bài văn khấn Rằm tháng Chạp và những điều cần biết trong ngày này. Hãy truy cập thường xuyên Mediamart.vn để đón đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.