Chọn máy sấy quần áo nào tốt nhất cho mùa ẩm?

Chọn máy sấy quần áo nào tốt nhất cho mùa ẩm?

Biên tập bởi: Nguyễn Mạnh Hải - Cập nhật ngày 23/10/2021 16:39

Máy sấy quần áo là sản phẩm cứu cánh cho các gia đình trong mùa nồm, ẩm và mùa mưa. Nhưng làm thế nào để chọn loại máy sấy tốt nhất và vừa với túi tiền của mỗi gia đình?

1.

Chọn máy sấy quần áo nào tốt nhất cho mùa ẩm?

Có nên mua máy sấy quần áo?

Máy sấy quần áo là cứu cánh trong thời tiết nồm, ẩm. Ảnh minh họa: Internet

Chức năng của máy sấy là làm khô quần áo thay vì phải phơi dưới ánh nắng mặt trời. Sau khi giặt và vắt, quần áo sẽ được làm khô bằng nhiệt. Sau quá trình sấy, quần áo có thể sử dụng luôn.

Hầu hết các máy sấy hiện nay đều có các chương trình sấy khô tự động (máy nhận biết được độ khô ráo của quần áo), sấy các loại vải sợi tổng hợp và chương trình dành cho các loại vải mỏng. Một số máy cho phép bạn chọn nhiệt độ và thời gian sấy tùy theo từng loại vải khác nhau.

Máy sấy có làm hỏng quần áo?
Không giống như máy giặt, máy sấy khô quần áo là đồ gia dụng khiến nhiều bà nội trợ băn khoăn khi phải bỏ ra số tiền khá lớn và tần suất sử dụng lại không nhiều.

Thêm đó, có nhiều người dùng lo lắng rằng máy sấy có hại cho quần áo do tác động của nhiệt. Đây cũng là thực tế mà nhiều bà nội trợ phàn nàn khi quần áo bị “co” lại sau khi sấy. Nhưng đó là do người dùng chưa sử dụng đúng cách. Tốc độ vòng quay của máy sấy cùng quy trình làm khô quần áo bằng nhiệt ít nhiều sẽ có tác động đến quần áo khi sử dụng.

Khi chọn lựa máy sấy, cần lưu ý đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ vòng quay và các chương trình sấy cơ bản phù hợp với nhu cầu của gia đình. Các loại máy được trang bị cảm biến thông minh giúp điều chỉnh nhiệt độ, thời gian và tốc độ vòng quay sẽ giúp giảm đáng kể ảnh xấu do tác động của nhiệt và những nếp nhăn trên vải.

Ngoài ra, người dùng cũng cần lưu ý đến việc phân loại và lựa chọn các chương trình sấy phù hợp. Trước khi sấy, người dùng chỉ cần phân loại quần áo, lựa chọn các chương trình sấy phù hợp hay sử dụng mức nhiệt và thời gian không quá cao là hoàn toàn tránh được hiện tượng này.

Chọn loại máy sấy nào?

Trên thị trường hiện nay có 2 loại máy sấy thường gặp là tủ sấy (lồng sấy) và máy sấy quần áo chuyên dụng (loại cửa ngang có thiết kế như máy giặt). Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng.

Tủ sấy quần áo có ưu điểm là giá thành đầu tư ban đầu rẻ. Hiện nay các loại tủ sấy có giá trên dưới 1 triệu - 2 triệu đồng. Thêm đó, các loại tủ sấy này có kích thước gọn, linh động, không yêu cầu không gian lắp đặt nên thường được nhiều người dùng lựa chọn. Tuy vậy, nhược điểm của loại này là tuổi thọ không cao, ít chức năng và chế độ sấy.

Nếu nhu cầu sử dụng không thường xuyên, người dùng hoàn toàn có thể mua các tủ sấy này của các hãng sản xuất trong nhước như Sunhouse, Kangaroo để có thể được hưởng chế độ bảo hành nhanh và tốt nhất.

Máy sấy quần áo chuyên dụng của Electrolux, LG
Trong khi đó, máy sấy quần áo chuyên dụng thường có các dòng sản phẩm rất đa dạng của Electrolux, LG, ..Các loại máy sấy chuyên dụng này thường khắc phục được các nhược điểm của tủ sấy quần áo. Thông thường các loại náy này có thiết kế gần như các máy giặt lồng ngang. Máy có thể sấy được nhiều quần áo (theo trọng lượng); có nhiều chức năng, chế độ để lựa chọn. Tuy vậy, giá thành của các dòng máy này thường khá đắt đỏ.

Các máy sấy quần hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng công nghệ sấy thông hơi do công nghệ sản xuất này cho giá thành sản phẩm rẻ hơn. Dòng máy giặt thông hơi của các thương hiệu: LG, Electrolux, Ariston, Toshiba thường có giá khoảng 8-15 triệu đồng. Một số thương hiệu nhập khẩu: Bosch, Teka, Fagor... có giá bán cao hơn, từ 17- 30 triệu đồng.

Máy sấy ngưng tụ hiện nay được một số ít các nhà sản xuất áp dụng vào các dòng sản phẩm mới như: LG, ELectrolux hay Fagor thường có giá bán cao hơn từ 2 đến 5 triệu đồng so với các máy thông hơi. Các dòng máy mới sử dụng bộ điều nhiệt để làm mát không khí bên trong máy, sau đó ngưng tụ nước rồi thải nước ra ngoài qua khay chứa. Vì vậy, kích thước của các máy sấy ngưng tụ thường nhỏ gọn, an toàn và cũng linh động hơn, có thể lắp đặt ở bất cứ chỗ nào trong nhà mà không cần nối với ống thông hơi.

Gần đây, một số nhà sản xuất: Electrolux, Fagor… đã sản xuất thêm dòng máy sấy bơm nhiệt. Dòng máy này vận hành theo một qui trình khép kín trong đó không khí nóng sẽ được sử dụng lại để làm khô quần áo. Không khí nóng sau khi qua khỏi lồng sấy sẽ được làm mát để ngưng tụ độ ẩm hút ra từ quần áo và lượng nước này có thể được lọc để tái sử dụng vào mục đích khác.

Rất nhiều nhà sản xuất đang bán ra trên thị trường các dòng máy giặt có tích hợp máy sấy. Tất nhiên, các dòng máy này rất tiện dụng bởi quy trình giặt – sấy được khép kín và cũng rất tiết kiệm diện tích.

Theo ictnew.vn