1.1. Chọn loại máy ép hoa quả
Máy ép vắt tâm ly (máy ép nhanh)
Máy ép vắt tâm ly hay còn gọi là máy ép nhanh: Có cấu tạo gồm các bộ phận chính mô-tơ tốc độ cao, mâm xay với nhiều lưỡi dao và lưới vắt, khe tiếp nguyên liệu, khay hứng nước ép và xả bả… Nguyên lý hoạt động là khi đưa hoa quả vào, mâm xay sẽ chạy với tốc độ rất cao giúp hoa quả được mài nhỏ dần và tách phần nước ra khỏi bã nhờ lực ly tâm.
Máy ép nhanh Roler giúp bạn nhanh chóng có ly nước ép thơm ngon, bổ dưỡng
Máy ép chậm
Máy ép chậm: Gồm 2 bộ phận chính là động cơ giảm tốc và trục vít đặc biệt. Nguyên lý hoạt động của loại máy này là khi đưa hoa quả vào, trục vít dạng xoắn ốc sẽ từ từ đưa nguyên liệu vào lưới lọc mà không tạo ra lực ly tâm và ma sát nào đối với nước ép. Điều này giúp cho ra nước ép giàu chất dinh dưỡng hơn so với máy ép nhanh.
Máy ép chậm Roler giữ được hầu hết chất dinh dưỡng có trong rau, củ, quả
Máy xay ép đa năng
Máy xay ép đa năng tích hợp công dụng của cả máy ép hoa quả và máy xay sinh tố, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Cụ thể, máy được tích hợp nhiều tính năng như ép trái cây, xay sinh tố, xay khô, ướt với các lưỡi dao và cối xay chuyên dụng đi kèm.
Máy xay ép trái cây đa năng Philips HR1847
1.2. Công suất
Công suất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu suất ép trái cây và khả năng tiết kiệm điện. Thông thường, máy ép hoa quả có công suất dao động từ khoảng 150W-800W.
Công suất càng lớn thì máy sẽ ép nhanh hơn nhưng đồng thời cũng tạo ra tiếng động lớn hơn và điện năng tiêu thụ cũng sẽ nhiều hơn. Ngược lại, máy có công suất nhỏ thì tiết kiệm điện năng nhưng người dùng cần phải cắt nhỏ rau, củ, quả trước khi ép để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ cho máy.
1.3. Kích thước
Máy ép chậm đa năng mini ROLER RS-4401
Khi lựa chọn máy, bạn cũng cần tính toán không gian phòng và nơi đặt máy ép để chọn kích thước máy phù hợp
Bạn cần lựa chọn kích thước máy phù hợp với không gian phòng và nơi đặt máy ép. Máy có kích thước lớn sẽ ép được nhiều hoa quả trong một lần hơn nhưng đồng thời với việc tốn diện tích và cồng kềnh hơn khi sử dụng.
Máy có kích thước nhỏ phù hợp với không gian phòng bếp nhỏ, tiện tháo lắp và vệ sinh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, lượng nước ép trong một lần cũng sẽ ít và thời gian ép cũng lâu hơn.
1.4. Quan sát vỏ ngoài của máy
Khi mua máy ép hoa quả bạn nên quan sát kỹ vỏ ngoài của máy như phần vỏ có bị nứt, vỡ hay không, phụ kiện có đầy đủ không, các bộ phận có được lắp chặt không….
Cấu tạo cơ bản của máy ép trái cây
1.5. Chọn thương hiệu
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu máy ép trái cây. Để được đảm bảo về chất lượng và có sẵn linh kiện thay thế khi hỏng hóc thì bạn nên chọn mua máy của những thương hiệu gia dụng nổi tiếng như Roler, Sunhouse, Philips, Panasonic… Đây là những thương hiệu có quy trình kiểm duyệt chất lượng nghiêm ngặt trước khi ra mắt thị trường.
1.6. Chọn đại lý uy tín
Bạn có thể dễ dàng tìm mua máy ép hoa quả ở các đại lý bán đồ gia dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo mua được hàng chính hãng, có nhiều mẫu mã đa dạng, thời gian bảo hành lâu dài… thì bạn hãy tìm đến những đại lý gia dụng lớn, uy tín như MediaMart.