Mẹo phòng ngừa lò vi sóng bị nổ cực dễ làm

Mẹo phòng ngừa lò vi sóng bị nổ cực dễ làm

Biên tập bởi: Nguyễn Nhật Linh - Cập nhật ngày 18/09/2024 15:53

Lò vi sóng là một trong những thiết bị gia dụng thông minh và tiện lợi. Thế nhưng nếu người dùng không biết cách sử dụng đúng cách có thể gây ra các sự cố không đáng có như lò vi sóng bị nổ. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm được các lưu ý khi sử dụng lò vi sóng an toàn, hiệu quả.

1.

Không cho các vật dụng kim loại vào lò vi sóng

Nếu bạn đặt những vật dụng kim loại vào lò vi sóng có thể xuất hiện ra những tia lửa điện khiến thiết bị cháy nổ.

Không cho các vật dụng kim loại vào lò vi sóng

Bạn có thể thay thế các vật dụng kim loại bằng việc dùng các vật dụng gốm ceramic, thủy tinh hoặc các sản phẩm làm từ giấy hoặc nhựa được dùng trong lò vi sóng. Thông thường, các sản phẩm này sẽ được nhà sản xuất ghi “microwave – safe” hoặc “microwavable”, “dùng được cho lò vi sóng.

2.

Không nấu thức ăn đậy nguyên nắp hoặc có vỏ cứng trong lò vi sóng

Hải sản, trứng có vỏ cứng như nghêu, cua, sò hoặc chai nước nhựa, thức ăn còn đóng hộp nguyên nắp… đều được khuyến cáo không nên dùng trong lò vi sóng để phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra.

Khi bạn tiến hành nấu nướng thực phẩm bằng lò vi sóng hoặc đậy kín thức ăn sẽ khiến nhiệt độ tăng cao gây nên áp suất lớn gây nên những rủi ro không đáng có. Trường hợp nhẹ, thức ăn sẽ bắn tung tóe bên trong lò nếu nặng lò vi sóng nhà bạn có thể phát nổ, gây ảnh hưởng đến an toàn cho người sử dụng.

3.

Không sấy áo quần, khăn trong lò vi sóng

Bạn cần lưu ý tuyệt đối không nên sấy khăn trong lò vi sóng. Đây là việc làm hết sức nguy hiểm. Bởi chỉ cần người dùng lơ đãng trong thoáng chốc, áo quần hoặc khăn có thể bị cháy bất cứ lúc nào.

Không sấy áo quần, khăn trong lò vi sóng

4.

Khi lò vi sóng hoạt động không mở cửa

Lò vi sóng tỏa ra sóng viba khi đang hoạt động sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, bạn không nên đóng hoặc mở cửa lòng không chặt khi thiết bị đang hoạt động.

Thay vào đó, nếu bạn đang nấu thức ăn bằng lò vi sóng nếu bạn mở cửa đột ngột sẽ khiến thay đổi áp suất trong lò làm thức ăn bắn vào người, gây bỏng rát hoặc thậm chí là phát nổ.

5.

Không chế biến hoặc rán thức ăn quá lâu trong lò vi sóng

Nếu đun sôi dầu ở nhiệt độ cao khoảng tầm 210 độ C, dùng lò vi sóng rán thức ăn có thể khiến thực phẩm bị cháy và gây hư hỏng cho lò. Khi không có thức ăn bên trong không bật lò vi sóng. 

Không chế biến hoặc rán thức ăn quá lâu trong lò vi sóng

Trong trường hợp bạn bật lò vi sóng khi trong lò không có thức ăn, những tia bức xạ nhiệt không có nơi hấp thụ khiến chúng phản xạ qua lại bên trong lò dẫn đến cháy nổ.

6.

Không đặt lò vi sóng ở vị trí chật hẹp hoặc dùng chung ổ điện với các thiết bị khác

Người dùng nên đặt lò vi sóng ở đúng vị trí sao cho cách tường một khoảng ít nhất 10cm, đối với các vật dụng khác thì phải cách ít nhất 40cm và không được để gần bếp gas cũng như các thiết bị điện khác như lò nướng, bếp điện hoặc tủ lạnh… Cách làm này giúp lò vi sóng sẽ không hấp thụ nhiệt độ từ các thiết bị kể trên để tránh tình trạng thiết bị quá nóng khi vận hành.

Bạn cũng không nên đặt chung ổ điện các thiết bị khác và lò vi sóng tránh dòng điện quá tải khiến lò vi sóng chập mạch hoặc cháy nổ.

Trên đây là các cách phòng ngừa lò vi sóng cháy nổ mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích.

Tham khảo các mẫu lò vi sóng đang bán tại MediaMart