Lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện, dùng thế nào cho bền?

Lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện, dùng thế nào cho bền?

Biên tập bởi: Nguyễn Nhật Linh - Cập nhật ngày 18/08/2023 10:06

Nồi cơm điện là một trong những thiết bị gia dụng không thể thiếu trong căn bếp của gia đình Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng nồi cơm điện hợp lý, đúng cách. Bài viết dưới đây MediaMart sẽ mách cho bạn.

1.

Trước khi nấu hãy lau khô bên ngoài nồi cơm điện

Trước khi bắt đầu bỏ gạo vào nồi cơm điện để nấu, hãy đảm bảo bề mặt bên ngoài nồi cơm điện đã được lau khô nhằm tránh tình trạng nồi cơm điện bị cháy xém vỏ nồi hoặc mâm nhiệt bị đen hoặc hiện tượng nồi bị đọng nước. Điều này sẽ khiến nồi cơm điện bị mất tính thẩm mĩ.

Trước khi nấu hãy lau khô bên ngoài nồi cơm điện
 

2.

Đặt lòng nồi cơm điện vào trong

Khi đặt lòng nồi vào nấu, bạn cần đảm bảo đặt nồi xuống sao cho đều nhằm tránh ảnh hưởng đến rơ le nhiệt. Hãy dùng cả hai tay đặt nồi cơm điện vào trong. Tiếp theo, bạn hãy xoay nhẹ lòng nồi nhằm tránh tiếp xúc với rơ le làm cơm chín đều cũng như giảm thiểu tình trạng nồi cháy khét.

3.

Hạn chế tối đa việc hâm đi hâm lại cơm

Hâm lại cơm sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của nam châm. Lúc này sẽ khiến rơ le bật tắt không chính xác dẫn đến cơm nấu dễ bị cháy khét hoặc bị sống.

Hạn chế tối đa việc hâm đi hâm lại cơm

4.

Khi nấu không bít lỗ thoát hơi

Khi nồi cơm điện đang nấu cơm, không nên bít lỗ thoát hơi của nồi hoặc mở nắp. Khi chín cơm hãy mở nắp nồi cơm rồi xới cơm bằng muỗng sau đó đậy nắp nồi lại để giữ nhiệt cho cơm.

5.

Không vo gạo trong nồi hoặc xới cơm bằng vật sắc nhọn

Hai thói quen tưởng chừng vô hại này lại gây nên các hậu quả bất ngờ. Dùng dụng cụ sắc nhọn để xới cơm sẽ khiến lớp chống dính của nồi trở nên bong tróc, dễ hư hỏng, ảnh hưởng đến hương vị của cơm. Cơm sẽ bị nhão, chỗ sống chỗ chín, dính vào nồi gây khó khăn trong việc vệ sinh dẫn đến hiện tượng tiếp xúc với mâm nhiệt.

Không vo gạo trong nồi hoặc xới cơm bằng vật sắc nhọn

6.

Đặt lòng nồi vào nồi cơm điện bằng cả hai tay

Để tăng diện tích tiếp xúc giữa đĩa nhiệt và nồi cơm điện hãy đặt lòng nồi vào nồi cơm điện bằng cả hai tay. Trong trường hợp bạn dùng một tay đặt lòng nồi vào sẽ khiến nồi bị nghiêng dẫn đến tình trạng méo với rơ le khiến nhiệt tỏa không đều làm cơm nấu bị sượng.

7.

Không cắm chung dây điện của nồi cơm điện với những thiết bị công suất cao khác

Bạn không nên cắm dây điện của nồi cơm với các thiết bị có công suất cao khác. Phích cắm của nồi cơm điện phải tương thích với phích nguồn để không xảy ra tình trạng chập điện, cháy nổ. Việc này sẽ khiến điện áp bị tăng giảm đột ngột dẫn đến hiện tượng chập cháy ổ điện khiến nồi nhanh hư hỏng và gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Không cắm chung dây điện của nồi cơm điện với những thiết bị công suất cao khác

8.

Dùng nồi cơm điện mục đích khác

Nồi cơm điện có rất nhiều chức năng ngoài nấu cơm như nấu xôi, hấp bánh, nấu cháo, luộc rau. Thế nhưng, bạn cần hạn chế dùng nồi cơm điện nấu các món xào hoặc hầm để bảo vệ nồi, tránh nồi cơm điện gặp sự cố.

9.

Vị trí đặt nồi cơm điện

Khu vực đặt nồi cơm điện cần phải là nơi khô ráo, thoáng mát, bề mặt bằng phẳng và không bị ẩm mốc, không đặt gần các nguồn nhiệt khác để đảm bảo nồi cơm điện vận hành ổn định, hiệu quả.

Vị trí đặt nồi cơm điện

Tham khảo một số mẫu nồi cơm điện đang bán tại MediaMart