Máy giặt truyền động bằng dây Curoa là gì?

Máy giặt truyền động bằng dây Curoa là gì?

Máy giặt truyền động bằng dây Curoa hay còn gọi là máy giặt truyền động gián tiếp. Nếu bạn không rõ máy giặt truyền động bằng dây Curoa là gì thì tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1.

Máy giặt truyền động bằng dây curoa là gì?

Máy giặt truyền động curoa (truyền động gián tiếp) loại máy giặt ra đời đầu tiên, chuyển động quay của lồng giặt được thực hiện thông qua dây curoa nối giữa động cơ (motor) của máy giặt và lồng giặt, tương tự như cách truyền động từ bàn đạp đến bánh sau của xe đạp.

Khi động cơ của máy giặt được khởi động, dây curoa sẽ truyền lực quay từ động cơ lên lồng giặt qua ròng rọc hay còn gọi là bánh đà được gắn bên dưới hoặc phía sau lồng giặt, giúp xoay lồng giặt.


Cấu tạo bên trong của máy giặt truyền động bằng dây curoa

2.

Ưu, nhược điểm của máy giặt truyền động bằng dây curoa

Ưu điểm

- Máy giặt truyền động bằng dây curoa đã xuất hiện từ lâu trên thị trường nên nếu hỏng hóc thì cũng sẽ dễ tìm kiếm và thay thế linh kiện, chi phí rẻ.


Dễ dàng sửa chữa, chi phí rẻ

- Có giá thành khá rẻ, phù hợp với nhiều gia đình phổ thông.

Nhược điểm

Vì là loại máy giặt đầu tiên ra đời nên máy không tránh khỏi nhược điểm tồn tại. Cụ thể:

- Máy hoạt động kém mượt mà do truyền động qua dây curoa và bánh đà

- Sau một thời gian dài sử dụng thì dây curoa và bánh đà thường bị giãn, dão ra khiến cho khả năng truyền động bị giảm, tạo ra tiếng ồn và rung lắc khó chịu, đồng thời lực ma sát cũng nhiều hơn khiến cho điện năng tiêu hao lớn, hóa đơn tiền điện tăng.


Máy hoạt động ồn ào, gây khó chịu khi sử dụng

- Nhiều bộ phận cùng hoạt động nên nguy cơ hỏng và hao mòn khá cao, ví dụ như dây curoa sẽ bị dão, chổi than bị mòn,…gây phát sinh nhiều chi phí sửa chữa, tốn kém, ảnh hưởng đến túi tiền người tiêu dùng.

Trên đây là thông tin về máy giặt truyền động bằng dây Curoa là gì cũng như ưu, nhược điểm của loại máy này. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích đến bạn trong việc chọn mua máy giặt.