11 thực phẩm không nên bỏ ngăn đá tủ lạnh kẻo gây bệnh cho cơ thể

11 thực phẩm không nên bỏ ngăn đá tủ lạnh kẻo gây bệnh cho cơ thể

Biên tập bởi: Nguyễn Mạnh Hải - Cập nhật ngày 23/10/2021 16:39

Để bảo quản thực phẩm được lâu hơn, nhiều người thường bỏ chúng vào ngăn đá tủ lạnh, nhưng một số loại có thể hỏng hoặc giảm chất lượng.

1.

11 thực phẩm không nên bỏ ngăn đá tủ lạnh kẻo gây bệnh cho cơ thể

Để bảo quản thực phẩm được lâu hơn, nhiều người thường bỏ chúng vào ngăn đá tủ lạnh, nhưng một số loại có thể hỏng hoặc giảm chất lượng.

Sữa tươi: Sữa tươi nếu bảo quản ở ngăn đá có thể bị đóng cục khi rã đông, vì vậy, đây không phải là ý tưởng hay nếu sữa để uống. Nếu bạn muốn dùng nấu ăn, sữa đông lạnh vẫn có tác dụng khi bạn rã đông đảm bảo bằng cách bảo quản trong ngăn lạnh nhiều giờ, có thể lên tới một ngày hoặc lâu hơn tùy thuộc vào chất liệu của hộp đựng.

Khoai tây: Khoai cây có lượng nước cao, vậy nên nếu bỏ loại củ này trong ngăn đá tủ lạnh dễ hình thành các tinh thể băng và bị nhũn ra sau khi rã đông. Khoai tây nên được lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Trứng nguyên vỏ: Chất lỏng có tính giãn nở khi đông cứng. Trứng cũng không ngoại lệ. Lòng trắng trứng sẽ cứng, giãn nở và làm vỡ lớp vỏ bên ngoài. Lúc này, trứng có thể bị hỏng, thậm chí còn gây mùi trong tủ đông.

Thực phẩm chiên rán: Nếu cho loại thực phẩm này vào tủ đông, phần bột chiên giòn của thực phẩm sẽ bị mềm, ẩm, chảy nước. Ảnh Getty

Pho mát: Là thực phẩm có thể giữ chất lượng tốt khi để trong ngăn mát, không cần phải bảo quản trong tủ đông. Thậm chí, nếu làm đông pho mát cứng, chúng sẽ bị xốp và bở. Nếu để pho mát mềm vào tủ đông, độ ẩm sẽ phá vỡ kết cấu mềm mịn của chúng.

Trái cây và rau xanh: Có hàm lượng nước cao, trái cây và rau xanh sẽ đông đá và không dễ rã đông. Chúng còn bị dai, sũng nước, không giữ được hương vị ban đầu.

Thực phẩm rã đông: Nếu bạn lấy thịt, xương hay cá... ra khỏi tủ lạnh để chế biến nhưng không hết thì phần dư thừa tuyệt đối không bỏ lại đông đá. Lý do chính bởi những thực phẩm đã rã đông sẽ làm biến đổi cấu trúc, hương vị thực phẩm, khiến các loại thực phẩm của ta không còn ngon lành đồng thời sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài cũng như vi khuẩn tồn tại trong thực phẩm.

Mì ống, nui: Rất nhiều người khuyến cáo rằng bạn nên làm sẵn bữa tối, cất vào tủ đông để sau một ngày bận rộn bạn chỉ cần hâm nóng lại là có một bữa tối ngon lành. Đây là một ý tưởng tốt, nhưng bạn không nên đưa mỳ ống vào cấp đông. Quá trình đông lạnh ảnh hướng xấu tới mì ống và biến nó thành một dung dịch bột nhầy nhụa.

Sữa chua: Giống như sữa, đông lạnh kem chua và sữa chua có thể khiến chúng bị đóng cục và mất mùi vị.

Cơm: Làm đông cơm không bao giờ là ý tưởng hay. Chúng sẽ mềm, nát và mất mùi vị sau khi rã đông. 

Mayonnaise: Đông lạnh món sốt này sẽ biến nó từ dạng kem thành một mớ lộn xộn. 


Nguồn: vtv